Thiết kế giếng trời mang sinh khí vào cho nhà ở

Ty Huu Doc Ngoc

check Thiết kế giếng trời mang sinh khí vào cho nhà ở Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
new Thiết kế giếng trời mang sinh khí vào cho nhà ở Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

Theo khoa học phong thủy phương Đông, vị trí đặt rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến tài lộc và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, nếu khéo léo vận dụng những nguyên tắc phong thủy trong việc bố trí sẽ giúp mang dương khí vào nhà, thúc đẩy tài lộc, ngược lại nếu tùy tiện bố trí thì tất nhiên sẽ gây ra hậu quả không tốt.

Trong không gian chật chội và bức bí của đô thị, việc mang ánh sáng và không khí thiên nhiên vào nhà đang trở thành nhu cầu chung của nhiều hộ gia đình. Vì vậy những thiết kế nhà có kèm theo giếng trời đang trở nên phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Đồng thời, dựng giếng trời hợp phong thủy cũng giúp cho mọi người trong nhà ổn định sức khỏe, lưu thông khí huyết, cuộc sống tràn trề tươi trẻ.

1449a2517c39660e4f9a57bdc7758c7b Thiết kế giếng trời mang sinh khí vào cho nhà ở
Giếng trời vừa hợp phong thủy vừa giúp thư giãn, sống “xanh”

Giếng trời là giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật cho không gian nhà phố hiện đại. Bên cạnh chức năng hứng ánh sáng, lấy gió, trao đổi không khí giữa trong và ngoài căn nhà, nó còn tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà của bạn. Chính vì thế, việc sao cho phù hợp với tiêu chuẩn thẩm mỹ và phong thủy là vấn đề mà người thiết kế kiến trúc cần cân nhắc nhất.

Theo khoa học phong thủy phương Đông, vị trí đặt giếng trời rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến tài lộc và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, nếu khéo léo vận dụng những nguyên tắc phong thủy trong việc bố trí giếng trời sẽ giúp mang dương khí vào nhà, thúc đẩy tài lộc, ngược lại nếu tùy tiện bố trí thì tất nhiên sẽ gây ra hậu quả không tốt.

Giếng trời có thể được đặt ở rất nhiều vị trí trong nhà như chính giữa ngôi nhà, cạnh cầu thang, phòng ăn, nhà bếp,… Tuy nhiên, dù ở đâu thì nó cũng phải đảm bảo được quá trình lưu thông khí thật thuận tiện và không bị cản trở. Tùy theo kích thước của ngôi nhà mà người thiết kế sẽ chọn một vị trí hợp lý nhất.
Một số lưu ý khi bố trí giếng trời hợp phong thủy căn nhà có thể tham khảo như:

Về vị trí

Dù được đặt ở nhiều khu vực trong gia đình nhưng phổ biến nhất là giếng trời nằm trên hoặc cạnh cầu thang. Đây là nơi thích hợp bởi cầu thang thường đặt ở giữa nhà và kề với bếp. Quanh khu vực cầu thang thường thiết kế các phòng chức năng để ngủ, sinh hoạt chung, học, làm việc.

Thêm vào đó, cần lưu ý không nên đặt giếng trời ở vị trí phần trước nhà, vì ở đây vốn đã được thông thoáng với môi trường bên ngoài. Trong khi đó, phần sau luôn tối và bí nên sự tiếp xúc với khí trời và ánh sáng là cần thiết. Mặt khác, chiều lưu thông của gió sẽ có đường vào và ra. Chính lỗ thông thủy sẽ tạo lực hút để luồng khí đi từ những cửa trước vào nhà hoặc ngược lại.

Về thiết kế

Khi mở giếng trời cần xem xét thực tế nhà nằm về phương hướng, nắng gió thế nào để bố trí mái che giếng trời có cấu tạo phù hợp nhằm điều tiết ánh sáng, chống mưa tạt, nắng gắt vào bên trong nhà. Với giếng trời để trống không hoàn toàn như một sân trời thì việc thu nước mưa và tạo sân vườn, non bộ, xử lý tường bên hông, nền nhà… cần làm kỹ để tránh thấm dột và đạt hiệu quả sử dụng cao.

Không gian giếng trời cũng nên là không gian sinh hoạt, không chỉ là giếng hút khí đơn thuần. Tốt nhất là kết hợp giếng trời với hành lang để làm chỗ nghỉ ngơi thư giãn hoặc đặt khoảng vốn luôn hiếm hoi trong điều kiện hiện nay. Một hòn non bộ vừa vặn với không gian, một ít cây leo, hoặc một bể cá nhỏ sẽ tạo nên khung cảnh thiên nhiên hữu tình đầy ấn tượng. Nếu không đủ diện tích thì chỉ cần rải sỏi, đặt thêm vài bình gốm hoặc các vật trang trí, giếng trời của gia đình đã đủ đẹp mắt cho nhiều người khách thăm nhà. Trên mảng tường có thể ốp đá làm điểm nhấn, những hình vẽ hoa văn trang trí sống động cho bức vách, thêm vài chậu cây cảnh, vật dụng trang trí trên bãi sỏi cũng tạo nên một không gian sống động hơn.

Một số lưu ý thêm:

– Giếng trời phải tuân theo luật âm dương và để tương sinh với hình thể ngôi nhà.

– Nhà mặt bằng méo mó thì giếng trời nên đặt vào các góc méo và theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) nhằm tạo hình vuông vức cho nội thất (Hỏa sinh Thổ).

– Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc mộc thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có mộc và thủy tương sinh;

– Nếu mở giếng trời tương sinh thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí dạng ống, thẳng đúng mộc sinh hỏa trên đỉnh phải có mái che.

– Giếng trời có thể kết hợp với ô trống giữa hay bên cạnh cầu thang khi cần tiết kiệm diện tích.

Cùng Danh Mục

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat